Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Chuyện vặt (1)

Hôm nọ, đang đi phên phên đến công ty, thằng chó chết chạy trái đường ngược chiều, như ma đuổi, mém tí đâm vào, làm mình phanh chổng đít. Định bụng quay sang chửi cho phát mả mẹ mày, bỗng nhìn mặt nó quen quen, như đã biết ở đâu đó, thay vì chửi, mình quay sang nó nhoẻn miệng cười. Hết chuyện.

Nhưng chưa hết, hôm sau đi uống cafe bỗng gặp nó, thằng chó chết đó. Đầu tiên cũng chả để ý mấy, vì chuyện ấy hầu như quên béng mẹ rồi. Nó bỗng chạy sang bàn, chào mình rồi hỏi sao hôm qua xém tí đâm ông mà ông lại cười? Mình cười rồi ra vẻ cao đạo, chứ mày bảo tao chửi mày, rồi làm gì nhau? Nó bảo nếu anh chửi tôi lúc đó thì ... tôi chửi lại chớ sợ gì. keke. Bà mẹ mày, cũng gớm nhỉ! Mà đi đâu mà như ma đuổi thế, vợ kêu về rửa đít cho con à? Nó cười hô hố, ông đoán hay thế, gần đúng. Chầu cafe hôm nay ông anh thằng em trả nhé, xem như tạ lỗi.  

Thôi thế từ nay, cứ cười cười mà nhẹ người, kệ mẹ đời! khà khà.

Hết chuyện, hết thật. 

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

KHÁC BIỆT

Một xã hội xóa bỏ Tư Hữu nên từng con người cứ tìm cách tư hữu (aka lấy của đéo phải của mình về làm của riêng).

Còn một xã hội Tư Hữu, cá nhân sẽ thấy sự sai sót nếu đéo biết bỏ một phần của cải riêng ra lo cho cái chung! 

Của con Cọp Già Gác Kiếm bên quán Bựa, đáng xi ngĩ chút!

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Nhớ sếp Cường




Sếp là Đoàn Viết Cường, là "người đương thời", từng là 01 người ngoài Đảng làm Giám đốc 01 đơn vị Nhà nước. 
Nếu nói là 01 Thanh niên xung phong, người tình nguyện đúng nghĩa nhất chứ không phải loại lơ tơ mơ như mình mà nói là dân tình nguyện, hoặc là những thằng khoác lác mấy chữ tình nguyện, thanh niên xung phong, hy sinh,... để mà "nổ", để bôi đỏ cái lý lịch nghe phát ghét.
Đến bây giờ, có lẽ sếp là người có ảnh hưởng đến mình nhất trong cuộc sống, trong việc làm. Mỗi khi động đến việc gì, mình thường tự hỏi nếu là sếp Cường, sếp sẽ xử lý thế nào nhỉ? 
Ngày sếp mới lên nhận nhiệm vụ tại đơn vị, một nơi đang "rối như canh hẹ" vì hoạt động không hiệu quả, nợ chất chồng như Chúa Chổm, nội bộ lục đục. Lúc đó nhiều người nói ông Cường đang là "Người đương thời" và chuẩn bị thành "Người hết thời" rồi,.... Có người bảo chỉ những nơi rối ren như vậy điều ông Cường lên mới làm được, có người thì bảo ông bị "đì", đang ở thành phố bị đẩy lên ĐakNông thì còn gì!
Sếp có lý lịch khá xấu, nghe nói gia đình sếp và vợ sếp đều ở bên Mỹ. Sếp và vợ ở lại Việt Nam, rồi cả 2 cùng đi Thanh niên xung phong, gặp nhau trong môi trường ấy rồi thành vợ chồng. Trong Thanh niên xung phong, sếp phải trải qua nhiều khó khăn vì cái lý lịch ấy. Mình còn nghe nói truyện ngắn "Ngọc trong đá" của nhà văn Nguyễn Đông Thức cũng lấy hình tượng nhân vật chính từ 2 vợ chồng sếp.
Sếp là ông Giám đốc ngoài Đảng, nên mỗi lần họp Chi bộ - cơ quan "lãnh đạo cao nhất" của đơn vị - sếp thường lùi lũi đi qua đi lại (vì phòng làm việc cũng ở của sếp là phòng ở nằm bên trong, lỡ sếp có mắc tiểu cũng phải đi ngang qua để ra nhà vệ sinh). Cũng may anh Phương - Bí thư Chi bộ - là lính của sếp ngày xưa và có vẻ rất phục sếp nên có lẽ nhờ thế mà Sếp còn làm được, chứ gặp chỗ khác thì có lẽ "bó hand"
Những ngày đầu về đơn vị, sếp hình như phải thức trắng đêm để setup lại bộ máy. Sếp bảo mình viết giùm sếp 1 cái báo cáo về tình hình hiện tại của đơn vị, và theo em thì nên làm thế nào? Cái này mày viết chỉ mình tao đọc, nghĩ sao viết vậy thôi nhen!. Mình nghe vậy về viết 1 đêm 27 trang giấy kể lể hết từ tình hình nhân sự, tình hình tài chính, hậu cần, sản xuất, tình hình đội,... Vì là hồi đó mình làm công tác Kế hoạch - Tổng hợp chuyên viết báo cáo nên cái trò khỉ gì trong đơn vị mình cũng biết và nắm số liệu khá nhiều.  Mấy tháng sau khi bộ máy đã bắt đầu đi vào guồng, tình hình đơn vị sáng sủa hơn, sếp cười với mình bảo mày viết dài quá, tao đã rối đọc cái báo cáo của mày càng rối thêm! 
Giờ nghĩ lại không biết có mấy thằng trong cơ quan bị sếp biểu viết như vậy nhỉ? hehehe
Sếp là người có phong cách ăn nói nhìn bề ngoài có vẻ hơi bỗ bã, bình dân nhưng cũng khá ý tứ khi động đến chính trị, có lẽ vì sếp biết "phận" mình. Tuy vậy, cũng không ít lần sếp bị sẩy miệng, xong cũng cười hề hề. Ngày sếp lên hình trong chương trình "Người đương thời", khi chị Tạ Bích Loan hỏi "Cựu Thanh niên xung phong các anh khi gặp lại nhau thường làm gì?", câu hỏi này có trong kịch bản được Đảng Ủy duyệt là sẽ trả lời rằng chúng tôi sẽ nói về truyền thống thanh niên xung phong, ôn lại kỷ niệm 1 thời tình nguyện này nọ,... Thế mà khi đó, sếp lại hứng lên trả lời "Tụi tui gặp nhau chủ yếu nhậu 1 trận cho đã". Hihi, sau vụ đó sếp bị Đảng ủy chửi quá trời. 
Trong cơ quan, sếp thường hay xưng hô mày tao, nghe rất thân thiện nhưng vẫn giữ được cái uy. Thằng nào lơ tơ mơ, sếp hay chửi đùa "thằng mặc quần lủng dây thun giãn", "đâm hơi". Có lần sếp xuống khu tập thể, thấy có mấy cái giường ngủ dậy anh em không tháo mùng, nhìn nhếch nhác. Sếp đang rầy thì có anh nói đại ý là đằng nào tối cũng ngủ nữa, tháo chi cho mệt. Sếp đứng trợn mắt "ê, vậy mày ỉa mày đừng chùi đít nghen, đường nào mày cũng ỉa nữa mà". Cả tập thể được một trận cười vỡ bụng.
Những ngày đầu điều chỉnh công tác nhân sự, sếp bảo: "phải lựa lại cái áo cho vừa từng người, thằng ốm nhách mà mặc cái áo rộng vậy tội nó. Còn thằng mập thù lù bắt nó mặc cái áo chật, nó thở còn ko đc thì sao nó làm việc". Sếp quyết liệt thay đổi nhân sự, nhưng vẫn phải chấp nhận một vài vị trí ko thể làm gì đc, do loại "quần lủng dây thun giãn" hơi nhiều, loại ấy "1 tay lo bịt cu, 1 tay lo kéo quần" nên rất vô dụng. Loại này hoặc do cơ cấu, hoặc là do có mấy "lão thành cách mạng" chả chuyển đi đâu được, hoặc do hàng CCCCC gửi, đành chấp nhận thế! Sếp rất bực vì chuyện này, có những ông hơi vô dụng, vậy mà động tới thì bảo tao đi đánh giặc, đi thanh niên xung phong từ lúc mày còn ở truồng chạy nhông nhông, mày bằng tuổi con cháu tao thôi! Vì vậy, không ít lần gặp mấy cha này, sếp hay nói đía vừa thật vừa giỡn nhưng rất độc ... đáo làm cho họ nếu hiểu thì tức lắm, không hiểu thì thôi!
(Tiếp)
Nghe mọi người kể rằng, ngày sếp được trao danh hiệu Huân chương lao động hạng 3 tổ chức tại Dinh Thống Nhất , lãnh đạo thành phố về dự rất đông, sếp không ngồi hàng đầu dành cho đại biểu mà ra phía sau ngồi với anh em và để ... hút thuốc, nói chuyện cho đã. Có người hỏi anh sao không lên trên ngồi, quan khách đủ hết rồi. Anh trả lời "ngồi đây cho chắc mày ơi, lên đó ngồi lỡ bị ném lựu đạn chết mẹ luôn" , má ơi, mọi người nhìn anh tròn xoe mắt vì không biết thằng cha này là ai mà nói ẩu thế!
Hôm đó đơn vị có đoàn đại biểu thành phố lên thăm, trong cuộc họp có ông đứng chúc đơn vị Trường 6 (trường thành lập sau cùng) có câu: Trường 6 "đi sau về trước", tự nhiên sếp bật hỏi "về trước là về đâu?" làm ông kia ú ớ chả biết nói gì, đại biểu trong hội trường giật mình ngơ ngác, còn chúng tôi được một trận cười nắc nẻ.
Trong đơn vị có 1 tốp học viên chuyên đi khai thác đá bên ngoài hơi xa và nguy hiểm, sếp rất lo. Có hôm sếp chỉ đạo thôi đừng làm cái đó nữa, sếp nói "mỗi lần thấy tụi bay dẫn đi ra cổng là tao lo, cặc dái tao nó thun hết, riết rồi giờ nó còn có chút xíu nè" (xin lỗi, tui viết y chang những gì sếp nói) 



Sếp làm việc rất chỉn chu, chín chắn. Bàn sếp lúc nào cũng 01 đống hồ sơ, văn bản báo cáo. Sếp có 2 cây viết 01 xanh, 01 đỏ, và 01 tập giấy note. Cây viết xanh chỉ dùng để ký, cây viết đỏ dùng để ghi lưu ý và sửa chữa văn bản, tập giấy note màu vàng dùng để ghi các lưu ý dán vào văn bản, hoặc dán trên bàn. Văn bản nào trình lên, sếp đọc rất kỹ, sửa lại từng câu chữ. Đặc biệt số liệu phải đúng, logic để không ai bắt bẻ được. Số liệu mà lung tung là bị chửi ngay "tao ký đại cho tui bay chửi tao là thằng giám đốc ngu à". Hồi mới lần đầu tiên làm báo cáo gửi sếp, sếp sửa đỏ cả giấy, sau đó thì quen dần nên ít bị sửa hơn. Sếp rất ghét văn bản viết sai lỗi chính tả, tuy nhiên sếp cũng nói với tôi rằng tao là dân Nam bộ, cái dở duy nhất của tao mà giờ học cũng hết dô là không phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã. Mày sửa giùm tao cái đó nhen!. Bàn làm việc của sếp rất to, bày đủ loại văn bản của khắp nơi gửi lên. Ban ngày, sếp chủ yếu hay đi lòng vòng bên ngoài hiện trường, văn bản thì chủ yếu chỉ sửa ban đêm, sửa mệt thì xem tivi rồi lăn ra ngủ luôn.
Ngày sếp giao cho mình viết dự án vay tiền nuôi cá thương phẩm, mình chả biết gì về cá mắm. Sếp đưa cho mình 01 đống sách vở từ hồi sếp đi học kỹ sư thủy sản ở Trường ĐH Nông Lâm. Thấy sách vở sếp, mình thán phục thiệt. Vở sạch, chữ đẹp, bài vở viết rất chỉn chu, kỹ lưỡng, bài vở đầy đủ không cúp cua ngày nào như vở của 01 cậu học trò ngoan, ham học. Không như mình, 01 quyển vở có thể học đến ... 06 môn, học 01 ngày nghỉ 3 ngày.



Vợ chồng sếp chỉ có 01 đứa con gái. Có lần mình hỏi sao sếp không sinh thêm con nữa, sếp bảo tao sinh nó ra bị đủ thứ bệnh, thương nó quá đến nỗi không dám sinh đứa nữa vì sợ tình thương phải san sẻ đi... 
Sếp rất giàu, nghe nói giàu lắm. Sếp cũng nói với tôi như vậy, không phải tao giàu nhờ tiền Mỹ gửi về không đâu, tao giàu là nhờ hồi đó con gái tao bị bệnh tim, gia đình 2 bên gửi tiền về nhiều lắm để mổ, nhưng sau đó mổ lại không tốn tiền nhờ chương trình gì đó. Tiền nhiều quá không biết làm gì cho hết, tao đi mua đất, mua nhiều lắm. Không ngờ vài năm sau giá đất lên ào ào nên tao giàu. Sếp có đưa tôi xem 01 tờ giấy mà mọi người mượn tiền vài chục đến hàng trăm triệu, toàn anh em đồng đội mượn mà chả có giấy tờ gì cả, ai trả thì trả, không trả thì thôi. Vợ sếp trước kia làm ở bệnh viện, sếp nói bả đi làm mà không bao giờ có lương mang về mà cứ toàn mang tiền nhà đi cho bệnh nhân miết, thấy ai tội tội là về mở két mang tiền đi cho. Tuy giàu vậy, nhưng sếp vẫn rất bình dân, chân chất như một thanh niên xung phong thứ thiệt, quần áo giày dép thường thường, cái cặp đựng quần áo đi công tác cũ cũ thế thôi.
Những ngày tôi chán nản, bỏ bê công việc và muốn nghỉ. Sếp có hỏi tôi: "mày biết tao làm ở đây hai mấy năm nay vì cái gì không? Tiền tao không cần, chức tao không cần vì thằng như tao làm tới đây đụng trần rồi, danh hiệu kiểu "mặt trận" tao không cần, vậy tao làm vì cái gì?" Đến giờ này, em cũng không tìm ra câu trả lời sếp à, chỉ cảm thấy mình nhỏ bé quá!
Ngày tôi nghỉ việc để về lại Sài Gòn, sếp gọi lên nói rằng mày nghỉ việc quả là tiếc, đây là môi trường để mày phấn đấu, quy hoạch cán bộ đã trải thảm nhung rồi. Ngày xưa tao làm việc trong một môi trường như 01 cái rừng có quá nhiều cọp, tao phải ráng để khẳng định mình dù biết mình còn thua họ xa về cái đó. Giờ mày đang sống trong 01 cái rừng mà chỉ mình mày là cọp, thế mà mày cũng đành bỏ rừng mà đi. Có thể đó là con đường không sai, nhưng thật là tiếc. Sếp à, em không phải là cọp mà em chỉ là con mèo, vì em còn biết ... trèo cây nữa. hehe
Xa đơn vị, điều tiếc nhất là em không được tiếp tục làm lính của sếp Cường nữa thôi!
Vài năm sau, sếp còn chuyển làm giám đốc 01 đơn vị nữa, hiện giờ sếp được điều động về lại Sài Gòn làm Phó giám đốc 01 doanh nghiệp nhà nước. Sếp nói với tôi, giờ làm ở đây toàn dự án to vài chục, vài trăm tỉ, nghe nói là ớn lạnh chứ không như hồi đó tao với mày làm dự án nuôi cá vài trăm triệu đâu.  Nghe đâu những ngày chuẩn bị điều chuyển, sếp cũng có tâm tư rằng tao làm gì cũng không sợ, không buồn, chỉ buồn 01 chuyện là phải làm lính của những thằng vớ vẩn, ví dụ thằng ... T. Lần đó, sếp cùng 02 anh lái xe đi 01 vòng xuyên Việt từ Nam chí Bắc để nghỉ xả hơi, sếp ghé Phú Yên ngủ, kêu mình xuống chỉ vào chiếc xe như xe của gánh xiếc, quần áo, giày dép, đồ đạc phơi giăng đầy trong xe, sếp bảo "giang hồ mà mày, đi vậy mới kịp chứ"
Đợt vừa rồi mưa lụt, sếp gọi điện ra hỏi thăm làm mình cảm động và nhớ sếp vô cùng. Quê sếp ngày xưa cũng ở Phú Yên, gia tộc họ Đoàn ở Hòa An, sếp nói vẫn thường gửi tiền về gia tộc, quỹ khuyến học gì đó của họ tộc, nhưng sếp chưa về bao giờ. Người trong gia tộc hay vào nhà sếp ở, tụi nó vào ở hay mang cái bánh tráng gì mà to thiệt là to, tụi nó nhúng nước, rồi cuốn cơm, thịt cá, rau vô 01 cục to bằng cổ tay, mỗi đứa 1 cái ngồi gặm thay cơm thấy ngộ ghê. Hihi, mai mốt sếp ra đây em làm cho sếp 01 cây, ăn cho biết.
  • Đọc bài của anh về Anh Cường , sao nghe sóng mũi cay cay , hiếm có sếp nào như vậy lắm anh nhỉ ?
    • Flyingdance
      Đọc bài viết này chẳng hiểu sao thấy xúc động quá. Giờ kiếm đâu được ông sếp thế này?
      • Van
        • Van
        • Oct 7, 2012 12:24 PM
        cám ơn bạn chia sẻ nhé, thân!
    • nguyen
      Em vo tinh xem duoc chuong trinh nguoi duong thoi cua anh Cuong. Em nho tu rat lau roi den noi em khong the nho ten anh la gi nua. Ngay sau khi em xem xong cam xuc rat nhieu va em da viet vao nhat ki cua minh nhung o xa nha qua nen em khong the tim lai ten nguoi em luon nho toi. Em da rat an tuong va coi do la nguoi duong thoi duy nhat em se noi guong. Em van nho mai cau chuyen cua anh Cuong, luon muon doc va nghe lai cau chuyen do nhieu lan nua. Mai me theo duoi viec hoc den ngay duoc sang nuoc My. Bay gio dang la giai doan nuoc rut va hoan tat chuong trinh nen em luon cam thay stress va thay minh gap nhieu kho khan qua. Em lai nho toi cau chuyen cua anh Cuong va co gang tim lai hinh anh ma luon giu ben minh de noi theo. That vui vi hinh anh de em noi theo va co gang nhieu hon nua la hinh anh cua anh Cuong va thay Huyen Dieu.:). Cam xuc cua em khi doc cau chuyen cua anh y nhu lan dau tien em xem nguoi duong thoi. Cam on anh rat nhieu!
      • Van
        • Van
        • Sep 7, 2012 3:27 PM
        Chia sẻ với bạn, bạn làm mình nhớ sếp quá, nhất là lúc này...
    • Van
      • Van
      • Dec 18, 2010 9:08 AM
      Bài về anh trên các trang khác: Ban thi đua khen thưởng thành phố
      • Thiềm Thừ
        Ông Cường rất đáng trọng, chắc là họ Đoàn với anh Đoàn Việt Hùng và Đoàn Pháp ở Hòa An.
         Ông ấy được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động hay Huân chương Lao động hạng ba? Chứ, làm gì có Anh hùng lao động hạng 3>   
        • Van
          • Van
          • Dec 18, 2010 8:50 AM
          ah, em bị nhầm, Huân chương lao động hạng 3. Đúng rồi, quê gốc ảnh ở Phú Ân Hòa, An nhưng không rõ có phải cùng chỗ anh Đoàn Pháp không? Ba anh ấy ..
      • 5W
        • 5W
        • Dec 18, 2010 7:40 AM
        "Xa đơn vị, điều tiếc nhất là em không được tiếp tục làm lính của sếp Cường nữa thôi!" Mấy ai có được sếp như ông Cường!   
        • Van
          • Van
          • Dec 18, 2010 9:03 AM
          Tiếc, nhưng biết làm sao bây giờ anh nhỉ!
      •  Private comment
        • meo
          • meo
          • Dec 14, 2010 1:02 PM
          sao mấy hôm sau rồi mà chưa thấy anh viết tiếp, sếp anh giỏi thật
          • Van
            • Van
            • Dec 15, 2010 8:29 AM
            Bữa giờ bận quá. Sếp anh còn nhiều cái hay lắm, anh nhớ cái nào anh viết tiếp cái đó, không ra đầu ra đũa gì cả!

        Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

        Chán chó

        Bạn mình, hiền như cục đất, hồi cấp 3, học lực thường thường, thi xong 12 cũng vác bịch đi thi đại học với niềm tin cỏn con, biết đâu! Cuối cùng thi rớt với số điểm 3 môn cộng lại xòe bàn tay ra đếm còn dư 1 ngón (1 bàn tay thôi nhé). Vừa về thì dính đi nghĩa vụ quân sự. Ra quân được giữ 1 chân dân phòng, phấn đấu mấy năm làm bí thư đoàn phường khi mình vừa ra trường được 3 năm. Cách đây 2 năm lên được phó chủ tịch phường. Giờ trông cũng bệ vệ, ăn nhậu tối ngày, giờ nào cũng phắn đi được, gọi điện rủ nhậu toàn lúc mình đang làm cắm cổ. Mình hỏi giờ thì lương sống tốt rồi chứ, hắn bảo lương tháng bằng 1 tuần la ghim của vợ, sống bằng thứ khác chứ lương gì. Làm thứ này sống bằng lương thì chó nó làm à? Mình cười, mày mà cũng tham nhũng với ăn hối lộ được à? Nó nhăn mặt bảo sống vì thứ khác không phải tham nhũng, nhưng sống được và hy vọng được! Chứ giờ quen vậy rồi, biết làm gì đây. Mình tin nó thật bụng, chứ riêng mình thì bó tay, nói ra thì nhục chứ mình chỉ làm vì tiền, càng nhiều càng tốt. Nó làm không vì tiền, mới cao đạo, phỏng?

        Bạn mình, học rất khá, thi đậu cả 3 trường ngon lành. Ra trường về làm ở một sở to, gần 10 năm nay liên tục luân chuyển qua đủ các loại ban quản lý dự án. Tỉnh nhiều ban quản lý dự án lắm, khi của sở, khi của ủy ban, khi thì ban quản lý dự án trọng điểm, khi thì ban quản lý dự án cấp bách,... Giờ trông cũng phốp pháp, vẫn ăn nhậu tối ngày, gặp 10 lần thì 9 lần say xỉn. Nói đến lương cũng bốp cho câu, làm thứ này mà trông chờ vào lương thì chó nó làm à! Ơ lạ, vẫn giọng đó. Mình gặng hỏi thêm thế mày làm bên đó, ăn quả dữ lắm hả? Nó bảo không dễ ăn đâu, chạy bục cả mặt, mánh mung mỗi chỗ mỗi ít kiếm thêm mua sữa cho con, mấy thằng lớn nó ăn hết chứ có mà tới lượt mình. Ráng bám vài năm nữa, biết đâu lượt mình cũng tới. Oái ăm thế, sống cũng biết hy vọng con đường quan lộ thông hanh, nên ngày đêm nó ráng.

        Quay sang mình tụi nó bảo mày bỏ nhà nước ra ngoài làm thế mà hay, giờ khỏe rồi hả. Mình cười méo miệng, cũng khổ như chó thôi! Uống đi.

        PS: Sao dạo này viết cái gì cũng chó chó thế nhỉ...  
           

        LUẬT ĐI ỈA


        Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh:

        - Cho tất cả tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc ỉa đái.

        Điều 2. Giải thích thuật ngữ:

        - Đi ỉa: là hành động đi thải những gì không cần thiết trong người ra ở dạng thể rắn, thể lỏng,... (trừ thể khí - sẽ có luật riêng) bằng đường lỗ đít.

        3. Điều 3: Số lượng cứt cho mỗi lần ỉa.


        - Chỉ được đi ỉa khi có đủ một lượng cứt nhất định từ 200gr trở lên đối với người lớn và 100gr trở lên đối với trẻ em để tiết kiệm nước, giấy và các cơ sở hạ tầng khác.

        - Mọi trường hợp khác phải có sự xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền liên quan gồm cơ quan Y tế, Công an,...

        4. Điều 4: Địa điểm ỉa.

        - Địa điểm đi ỉa phải là nơi có đặt hệ thống nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, cấp thoát nước, môi trường, an ninh trật tự,... Tất cả các thiết bị bên trong phải có đầy đủ tem nhãn kiểm định chất lượng.

        5. Điều 5: Quy trình đi ỉa.

        - Chuẩn bị đi ỉa: Chỉ đi ỉa khi số lượng cứt đủ theo Khoản 1, điều 3 Bộ Luật này và có chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết gồm giấy chùi đít, chứng minh nhân dân,...

        - Trong khi ỉa: Phải đái trước khi ỉa và phải tắt các thiết bị di động có gắm camera, thu âm. Ngồi phải đúng tư thế xổm hay bệt đúng theo loại nhà vệ sinh...

        - Khi ỉa xong phải chùi đít sạch sẽ bằng các loại giấy chuyên dụng đủ tiêu chẩn chất lượng nhằm tránh giấy bị thủng gây dơ bẩn tay. Nghiêm cấm dùng các loại báo chí chính thống và sản phẩm văn hóa có thể gây phản cảm khi dùng để chùi đít.

        Điều 6: Phân công, phối hợp trong soạn thảo, tham gia ý kiến, thẩm định luật đi ỉa

        Giao cho các Bộ có liên quan tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Thông tư, Nghị định hướng dẫn về Luật đi ỉa như sau:

        - Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên môi trường quy định về kích thước, trọng lượng và thành phần cấu tạo cơ bản của cứt; quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự, đánh giá tác động mội trường của cứt và trách nhiệm có liên quan của người thải ra; quy định về việc rửa tay chân trước và sau đi ỉa,...

        - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về việc tái sử dụng cứt cho nông nghiệp.

        - Bộ Xây dựng xây dựng các tiêu chuẩn về xây dựng hệ thống nhà vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn về an ninh trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường,...

        - Bộ Thông tin và truyền thông quy định về các loại báo chí, văn hóa phẩm không được dùng trong quá trình chùi đít,...

        - Bộ Công an quy định về các hình thức xử lý có liên quan và chuẩn bị lực lượng giám sát nhằm thực thi Luật có hiệu quả...

        Trên đây là toàn văn Dự thảo Luật Đi ỉa...

        BAN SOẠN THẢO 

        ABCD (Đồng soạn thảo Luật Nhà Thơ đang chuẩn bị đệ trình)


        Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

        'Mùa xuân Ả rập' và Mùa xuân Myanmar


        'Mùa xuân Ả rập' và Mùa xuân Myanmar

         5 0 12345
         Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng "Mùa xuân Ả rập" để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài.
        Mùa xuân bão táp ở Ả rập
        Một loạt chế độ tại Ả rập - từng ưỡn ngực với sự "đặc thù" của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ - đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước.
        ...Trong Mùa xuân Ả rập, cựu Tổng thống Yemen Ali Saleh đã ra đi theo một cách êm ả nhất có thể: ông từ chức sau 33 năm cầm quyền và sang Mỹ đổi lại quyền miễn tố, để lại một Yemen kiệt quệ và đối mặt với các cuộc nổi dậy và nội chiến.
        Hầu hết trong số đó đều tiếp tục nhiệm kỳ của mình sau các cuộc "bầu cử" không có ứng cử viên đối lập và chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu cực cao. Nhưng sự "tín nhiệm cao" đó không che giấu được những vấn đề trầm trọng của dân chúng và khối tài sản kếch xù của những nhà cầm quyền.
        Và những cuộc nổi dậy của "Mùa xuân Ả rập" đã lột tả bản chất của sự "tín nhiệm cao" chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng.
        Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào.
        Cái giá mà đất nước họ phải trả còn lớn hơn thế. Là sự kiệt quệ của dân chúng do sự bòn rút của họ. Là sự hèn đụt và tính thụ động của dân chúng do sự đe dọa của họ. Là sự khủng hoảng lòng tin và đạo đức của dân chúng, do sự cai trị vô đạo đức và chia rẽ dân chúng của họ. Và cuộc nổi dậy như một vết thương được làm loét thêm, do tâm lý trả thù không chỉ nhằm vào nhà độc tài mà còn hướng cả vào những người từng tham gia hệ thống ấy, và những người được lợi nhờ hệ thống ấy, tạo ra một xã hội bị chia rẽ.
        Mùa xuân ấm áp với Myanmar
        Myanmar, giành độc lập năm 1948, bị hết thống tướng này đến thống tướng khác cai trị sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Trong ngôn ngữ của chính trị học, đó là chế độ Qủa đầu (độc tài nhóm), một hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân.
        Dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước. Đó là nguyên nhân Myanmar từ vị thế là một đất nước phát triển hàng đầu châu Á đầu thập kỷ 1960 đã tụt hậu và kiệt quệ thành một nước lạc hậu nhất ở Đông Nam Á những năm qua.
        Đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng, giới lãnh đạo Myanmar đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục.
        Cuộc bầu cử dân sự năm 2010 tưởng như chỉ là mang tính hình thức để hợp thức hóa sự cai trị của những tướng lĩnh cũ, mà Tổng thống được bầu vào Mùa xuân 2011 Thein Sein nằm trong số này. Lần đầu tiên nắm quyền cao nhất ở Myanmar, vị tướng cũ đã từ bỏ đường lối cai trị độc tài, bằng cách chấm dứt những dự án của cường quốc láng giềng gây nguy hại cho Myanmar, công nhận đảng đối lập và tổ chức cuộc bầu cử bổ sung tự do vào Mùa xuân 2012, phóng thích hàng loạt tù nhân lương tâm, và cho phép tự do báo chí.
        Myanmar còn có một nhân vật vĩ đại nữa làm biểu tượng cho quá trình dân chủ hóa: Aung San Suu Kyi, người đã để lại gia đình của mình ở nước Anh để trở về nước vận động dân chủ năm 1988 bất chấp bị đàn áp, đe dọa, bắt bớ, cấm tranh cử, rồi bị giam lỏng trong thời gian bầu cử năm 1990. Kết quả: bà chiến thắng áp đảo cùng Đảng của mình (82% số phiếu) nhưng bị từ chối chuyển giao quyền lực và tiếp tục bị giam lỏng, và bà từ chối rời khỏi đất nước để tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ. Ngày đó đã đến như mong mỏi của bà và nhân dân Myanmar, cho dù Đảng của bà chỉ tranh cử ở cuộc bầu cử bổ sung 45/664 ghế.
        Một người từ bỏ quyền lực độc tài để đưa đất nước đến với dân chủ, và ca ngợi đối thủ từng bị phe mình giam giữ. Một người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ nhưng chấp nhận sự cai trị của chính phe phái từng tước đoạt quyền lực của mình, thậm chí vận động quốc tế xóa bỏ cấm vận với chính quyền đương nhiệm, để tìm kiếm sự khởi đầu mới cho quá trình dân chủ hóa đất nước. Qúa trình dân chủ hóa của Myanmar, nhờ vậy, đồng thời là quá trình hòa giải dân tộc, giúp Myanmar không chỉ giữ được hòa bình mà còn giảm nguy cơ bị chia rẽ.
        Đó là lý do cả hai được xếp hàng đầu trong danh sách 100 nhà tư tưởng của thế giới năm 2012 do Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) lựa chọn. Riêng Thein Sein được tờ Straits Time (Singapore) bình chọn là Nhân vật châu Á của năm 2012. Vì từ bỏ độc tài quyền lực để trả quyền lực về cho nhân dân luôn là lựa chọn vô cùng khó khăn của mọi chế độ độc tài trong lịch sử.
        Nhưng đó là lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển, và ngay lập tức đầu tư nước ngoài đã xếp hàng vào Myanmar. Và cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với "Mùa xuân Ả rập".
        Ba ngàn năm trước, nhà tư tưởng chính trị Khương Tử Nha đã thấu hiểu điều đó khi nhắc nhở Chu Văn Vương rằng: Thiên hạ không của riêng ai, thiên hạ là của cả thiên hạ, chung lợi ích với thiên hạ thì được thiên hạ, đoạt lợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ. Nhờ tư tưởng đó, nhà Chu tồn tại tới tám trăm năm, và là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất về tư tưởng, triết học, binh pháp, kỹ thuật của Trung Quốc cổ và trung đại.
        Ngày nay, không cần phải thông thái như Khương Tử Nha cũng biết điều đó. Quá nửa quốc gia trên thế giới là những nền dân chủ, thể chế buộc chính quyền phải chung lợi ích với thiên hạ, thay vì chờ đợi chính quyền tự nguyện như triều đại nhà Chu. Nhờ thế, những quốc gia thịnh vượng nhất, văn minh nhất đều là những nền dân chủ.
        •  Hồng Ngọc